CÔNG TY TNHH BẾP VUI HÀ THÀNH

Phone: 0915.56.5858 – 0948.685.732

Fax:

362 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

12 vấn đề cần đối mặt khi khởi nghiệp kinh doanh cà phê (Phần 1)

Ngày 17 tháng 10, 2017

Bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh cà phê? Bạn đang băn khoăn làm thế nào với số vốn ít ỏi mình đang có để khởi nghiệp với niềm đam mê cà phê? Từ cái nhìn của người đã trải qua, EZcoffee xin chia sẻ tới các bạn 12 vấn đề cần đối mặt khi khởi nghiệp kinh doanh cà phê. Hy vọng giúp ích cho các đồng nghiệp tương lai!!!

>>> Kinh doanh cafe độc lạ có chắc sẽ thu về quả ngọt

>>> Tổng hợp các quán cà phê đẹp Nha Trang nhất định phải ghé

>>> Quán cà phê đẹp Nha Trang

1. Bạn có thực sự đam mê kinh doanh?

Hãy coi cà phê không chỉ là một công việc kinh doanh, mà còn là một nghệ thuật, nghệ thuật phục vụ, nghệ thuật kinh doanh, mang đến cái đẹp, giá trị thuần khiết để phục vụ cho những khách hàng của bạn.

Bằng sự đam mê kinh doanh của mình, bạn hãy trau dồi kinh nghiệm, lên các ý tưởng, để làm cho quán cafe của bạn phong phú hơn, dễ gần với khách hàng hơn, để khách hàng thực sự cảm thấy thoải mái ngay từ những bước chân đầu tiên vào quán của bạn.

Ngoài ra, thực sự đam mê kinh doanh sẽ giúp bạn có bản lĩnh để đối phó với các tình huống trong kinh doanh, khi gặp khó khăn, bạn sẽ không dễ nao núng và sẽ nhanh chóng tìm ra cách để vượt qua nó.

2. Bạn đã có kiến thức về quản trị?

Không cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản, phức tạp, đôi khi là vô ích, bạn chỉ cần trang bị cho mình những kiến thức quản trị cơ bản.

Kiến thức quản trị có thể đến từ việc bạn đọc những cuốn sách về quản trị, hay đơn giản chỉ là hỏi ý kiến những người đã có kinh nghiệm, mà tốt nhất là cả hai. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng hơn rất nhiều, không còn phải dò dẫm từng bước một, ứng phó tốt hơn khi phải đối mặt với những tình huống bất lợi.

Bạn sẽ dễ dàng trả lời nhưng câu hỏi hóc búa liên quan đến chi phí mở quán cà phê, phải quản lý nhân viên ra sao, quan tâm đến khách hàng như thế nào, marketing là gì, làm sao để tiến hành marketing, các kênh truyền thông nên sử dụng, định hướng nhân sự và chi phí tính toán trong ngắn hạn (1 tháng), trung hạn (3 – 6 tháng) và dài hạn (1 năm trở lên) như thế nào?

3. Bạn sẽ xử lý ra sao với các vấn đề về tài chính (vốn, lợi nhuận và chi phí)

Trước khi khởi sự kinh doanh thì bạn phải có một số vốn cần thiết. Trong kinh doanh cà phê, tùy thuộc vào loại hình quán cà phê, quy mô quán… mà số vốn bỏ ra ban đầu rất khác nhau. Số vốn bỏ ra ở những quán cà phê vỉa hè đương nhiên ít hơn rất nhiều so với những quán cà phê sang trọng.

Bạn nên cân đối sử dụng mức tính toán chi phí ở mức cao nhất và lợi nhuận ở mức thấp nhất để tránh những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Bán buôn cà phê Nha Trang chi phí hợp lý

4. Bạn đã lựa chọn được địa điểm thích hợp?

Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng, tiêu chí để lựa chọn địa điểm cho quán cà phê là gì? Theo mình thì có một vài tiêu chí sau đây.

Thứ nhất, địa điểm lựa chọn phải phù hợp với ngân sách bạn có. Trước khi đi khảo sát địa điểm, hãy để ý đến túi tiền của bạn, đừng phí thời gian vào những mơ mộng về một quán cà phê hoành tráng trong khi ngân sách chỉ có bấy nhiêu.

Thứ hai, địa điểm quán cà phê phải phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Xung quanh quán cà phê văn phòng không thể ít doanh nghiệp, cơ quan được.

Thứ ba, bạn phải quan tâm đến tần suất, mật độ tập trung & tâm lý người đi qua địa điểm đó. Tần suất nhiều, mật độ tập trung cao đương nhiên là lý tưởng. Tuy nhiên bạn phải lưu ý đến tâm lý của những người đi qua đó. Bến xe buýt là một nơi tần suất đi lại nhiều, nhìn bề ngoài có vẻ là nơi có mức độ tập trung cao, nhưng thực tế nó chỉ phù hợp duy nhất với những quán cà phê vỉa hè, nơi cho phép phục vụ nhanh, thanh toán nhanh & đặc biệt là gần điểm đỗ xe buýt nhất có thể. Nhưng điều này lại hoàn toàn khác với những bến xe khách, bến tàu hay sân bay, vì ở những nơi này, khách hàng chủ động được thời gian, tâm lý họ thảnh thơi hơn và sẵn sàng bước vào một quán cà phê để chờ đến giờ lên đường.

Những người mang trong mình tâm lý thảnh thơi, tâm lý vui chơi, tâm lý xả stress, tâm lý trải nghiệm, tâm lý đang cần sự kết nối… chính là những khách hàng tiềm năng của bạn. Những nơi tập trung những người có tâm lý đó sẽ là miền đất hứa cho bạn mở quán cà phê. Không phải ngẫu nhiên mà xung quanh Hồ Gươm, quán cà phê mọc ra như nấm.

5. Bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình?

Xác định đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Nó quyết định hình thức kinh doanh quán cà phê, không gian quán, thực đơn, vấn đề marketing…

Nếu đối tượng bạn hướng đến là những dân chơi thật sự sành điệu về cà phê, hãy cùng họ trò chuyện về cà phê hạt nguyên chất.

Hay là những người đam mê bóng đá, hãy mở quán cà phê bóng đá. Nếu đó là những người thích nghe nhạc, hãy mở quán cà phê ca nhạc. Nếu là những người thích xem phim, bạn có thể mở quán cà phê phim 3D.

Còn nếu đối tượng mà bạn hướng đến là dân công nghệ, đừng ngần ngại đầu tư hệ thống quản lý quán cà phê bằng phần mềm điện tử; nhân viên sử dụng những chiếc máy tính bảng loại rẻ để chọn thực đơn theo như khách yêu cầu, lệnh chọn sẽ được gửi đến ngay bộ phận pha chế, thanh toán nhanh gọn, biết rõ chi tiết hoạt động từng bàn, vừa hiện đại, vừa tiết kiệm đội ngũ nhân viên.

Ngoài ra còn rất nhiều loại hình quán cà phê hướng đến những đối tượng khách hàng rất khác nhau như: quán cà phê sách, cà phê vườn, cà phê văn phòng, cà phê nhỏ, cà phê bình dân, cà phê fastfood, cà phê ảnh, cà phê phim, cà phê shisha…

6. Không gian quán của bạn đã đem lại sự thoải mái cho khách hàng?

Không gian trong một quán cà phê là điều tối quan trọng. Nhiều người cho rằng kinh doanh quán cà phê không phải là đem cà phê đến cho khách hàng thưởng thức, mà là đem lại không gian cho họ.

Không gian quán cà phê bao gồm: không gian chung của quán & không gian riêng của khách hàng. Thiết kế không gian chung thì tùy theo ý thích của chủ quán & đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Trong không gian chung lại có những không gian riêng do chính khách hàng tạo ra. Đó có thể là một người ngồi trầm tư suy ngẫm bên ly cafe; một đôi bạn trẻ nói cười đầy yêu thương; một nhóm bạn chơi trò rút gỗ; người thì cầm smartphone check-in; người thì đọc sách; cũng có những người cầm đàn lên sân khấu nhỏ của quán để hát… Nếu không gian chung có thể tạo ra những không gian riêng sinh động như vậy thì quán cà phê của bạn đang dần đi vào lòng khách hàng rồi đấy!

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến việc bố trí bàn ghế sao cho thuật lợi cho hoạt động phục vụ của quán, hoạt động di chuyển của nhân viên cũng như khách hàng. Việc bố trí quầy thanh toán, hay lấy sản phẩm cho khách hàng phải thuận lợi, tránh tình trạng khách hàng phải đợi lâu do những nguyên nhân không đáng.

 

Đón chờ phần 2 của Nhà Rang Xay nhé!!!

Go to top